Thập Lục La hán
Thập Lục La hán

Thập Lục La hán

Thập lục La hán (chữ Hán: 十六羅漢, phiên âm tiếng Nhật: Juroku Rakan; Tạng ngữ: གནས་བརྟན་བཅུ་དྲུག, Neten Chudrug), còn gọi là thập lục A-la-hán (十六阿羅漢), thập lục tôn giả (十六尊者), là danh xưng về 16 tăng sĩ Ấn Độ, tương truyền là các đệ tử đắc đạo của Thích-ca Mâu-ni, xuất hiện trong giai thoại về các vị La hán trong Phật giáo. Các giai thoại này ban đầu được truyền từ Ấn Độ đến Trung Quốc, sau đó tiếp tục được truyền đến đến Tây Tạng, Nhật Bản. Ở Trung Quốc, vào khoảng thời Đường mạt đến Ngũ đại Thập quốc, giai thoại của 16 vị La hán được mở rộng thành Thập bát La hán. Tuy nhiên, ở Nhật Bản và Tây Tạng, 16 vị La hán vẫn tiếp tục được phối vị cho đến ngày nay. Tại Nhật Bản, 16 La hán đặc biệt phổ biến trong Thiền tông, nơi mà các vị La hán được xem là những ví dụ điển hình trong các công án.[1] Ở Tây Tạng, 16 La hán, còn được gọi là 16 sthaviras ('trưởng lão'), là thành phần phối vị trong lễ hội đức Phật đản sanh[2] sáng tác bởi vị đạo sư người Kashmir Shakyahribhadra (1127-1225).[3] Hình ảnh của 16 vị La hán cũng xuất hiện nhiều trong nghệ thuật Tây Tạng.[4]